Đối với các nhà đầu tư forex hay những ai đã tìm hiểu
về thị trường này đều không thể không biết đến một thuật ngữ quen thuộc đó là:
phân tích kỹ thuật. Vậy phân tích kỹ thuậtlà gì? Nó đóng vai trò gì trong lĩnh vực đầu tư ngoại hối?
Phân tích kỹ thuật là phương pháp cơ
bản để đầu tư forex hiệu quả
Phân tích kỹ thuật
là gì?
Phân tích kỹ thuật hay còn gọi là charting – nghiên cứu
biểu đồ, là phương pháp sử dụng các công cụ và chỉ báo để phân tích lịch sử và
dự đoán khả năng tương lai của giá cả của một số hàng hóa như: chứng khoán, cặp tiền tệ, vàng, dầu… nhằm mục
đích đầu tư kiếm lợi nhuận.
Phân tích Kỹ thuật không nghiên cứu lý do tại sao giá
cả lại thay đổi (điều này nằm trong nội dung của phân tích cơ bản) mà nghiên cứu
tác động của những lý do đó ảnh hưởng tới thị trường ra sao. Các công cụ thường
được dùng để hỗ trợ phân tích kỹ thuật gồm: Biểu đồ hình nến, Nguyên tắc SóngElliot, Dãy số Fibonacci, Mô hình giá, Phân tích Tuyến tính…
Lý thuyết Dow - Nền
tảng của phân tích kỹ thuật
Lý thuyết Dow là lý thuyết về sự dịch chuyển của giá cả
thị trường do Charles H.Dow – một nhà đầu tư chứng khoán nổi danh tại Mỹ cuối
thế kỷ 19 sáng lập nên.
Lý thuyết Dow –Nền tảng của phân tích
kỹ thuật
Lý thuyết Dow bao gồm 6 luận điểm chính
1/ Giá cả của thị trường phản ánh mọi yếu tố ảnh hưởng
tới nó
2/Thị trường có 3 loại xu hướng: Một xu hướng chính, một
xu hướng thứ cấp và một xu hướng ngắn hạn.
3/ xu hướng chính của thị trường cũng có sự phân cấp
theo 3 giai đoạn cụ thể : Khi tăng có 3 giai đoạn tăng: tích luỹ, tăng và quá độ. Khi giảm cũng sẽ có 3 giai đoạn
giảm: phân phối, giảm mạnh và tuyệt vọng .
4/ Các chỉ số trong thị trường phải xác định và củng cố
lẫn nhau: Dựa vào các điều tra, Dow đã chỉ ra rằng khi cả
2 chỉ số cùng tăng thì xu hướng của thị trường mới chắc chắn
5/ Khối lượng giao dịch trên thị trường xác định xu hướng:
Khi khối lượng giao dịch một cặp tiền tệ tăng, cho thấy sự quan tâm lớn của thị
trường đối với sản phẩm ấy, đó chính là xu hướng.
6/ Xu hướng sẽ tồn tại lâu dài đến khi thị trường xuất
hiện tín hiệu đảo chiều: Thường là các xu hướng chính sẽ tồn tại trong thời
gian dài và chỉ dịch chuyển qua các giai đoạn khác nhau chứ không có trường hợp
đảo chiều đột ngột. Sự đảo chiều đột ngột chỉ thường xuyên xảy ra với các sóng
ngẫu nhiên. Vì vậy, nhà đầu tư nên quan sát chắc chắn rồi hãy đưa ra quyết định
cuối cùng.
Các chỉ báo phân
tích kỹ thuật cơ bản trong thị trường forex
Để xác định xu hướng thị trường, các nhà phân tích kỹ
thuật phải nhờ đến sự hỗ trợ của các chỉ báo (Indicators). Chúng có tác dụng mô
tả giá và khối lượng giao dịch theo thời gian, để thông qua đó giúp nhà phân
tích kỹ thuật nhìn nhận sự di chuyển của giá theo nhiều góc độ khác nhau để đánh
giá hướng đi tiếp theo của nó.
Các chỉ báo phân tích kỹ thuật giúp
nhà đầu tư nhận đinh xu hướng thị trường
Các chỉ báo được chia thành 2 loại chính: Chỉ báo xu
hướng và chỉ báo đo đo sức mạnh của xu
hướng. Trong đó có có 3 chỉ báo phổ biến nhất là:
Đường trung bình động (Moving Average) - chỉ báo nhận
dạng xu hướng
Đường Trung Bình Động (MA) đơn giản là trung bình tỷ
giá hối đoái trong một khoảng thời gian nhất định dùng làm mốc để giúp nhà đầu
tư nhận dạng và theo đuổi xu hướng.
Cụ thể, đặt đường trung bình MA cạnh đường giá cả hiện
tại và cho nó di chuyển theo thời gian. Xu hướng sẽ đi lên khi giá của một cặp
tiền tệ nằm bên trên đường MA, còn khi đi xuống thì giá sẽ nằm bên dưới. Đây là
cơ sở để nhà đầu tư xác định bước đi tiếp theo của mình. Chỉ báo MA thường thay
đổi chậm hơn so với biểu đồ giá hiện tại vì chỉ báo này được tính dựa trên giá
trước đó.
Đường trung bình động được phân thành 3 loại: đường
trung bình đơn giản (SMA), đường trung bình hàm mũ (EMA) và đường trung bình trọng
số (WMA). Tuy nhiên, để tránh bị phụ thuộc
vào chỉ báo, hầu hết các trader hiện nay chỉ sử dụng đường trung bình đơn giản
(MA)
Dải Bollinger - chỉ báo đo lường độ biến động
Dải Bollinger được dùng để đo lường mức độ thay đổi của
giá cả giao dịch. Các nhà giao dịch ngoại hối thường có xu hướng sử dụng chỉ số
này để xác định điểm vào lệnh, giá tăng cao vượt qua dải trên có thể là tín hiệu
để bán ra, trong khi giá rơi thấp hơn dải dưới có thể là tín hiệu để mua vào.
Tuy nhiên, số liệu từ dải Bollinger thường có độ chính
xác không cao, nhất là trong thị trường forex có xu hướng mạnh. Nên kết hợp sử
dụng với các mô hình nến, đường xu hướng và các tín hiệu hành động giá khác.
Đường Trung Bình Động Hội Tụ / Phân Kỳ (Đường MACD)
Đường MACD là chỉ số đo lường động lực thúc đẩy thị
trường, cho thấy thời điểm thị trường không còn đủ lực để di chuyển theo một hướng
cụ thể và cần hồi phục (điều chỉnh). Qua sự dịch chuyển của đồ thị, các nhà đầu
tư có thể xác định được lúc nào nên mua vào hay lúc nào nên bán ra.
Có 3 giai đoạn dịch chuyển chính của đường MACD mà các
trader phải quan tâm:
+ Giao với đường tín hiệu: cảnh báo về khả năng thay đổi hướng biến động
giá. Bạn nên mua vào khi đồ thị MACD lên cao hơn đường tín hiệu, và bán ra khi
đồ thị MACD rơi xuống dưới đường tín hiệu.
+ Giao với đường zero: Khi đó, hãy mua vào khi đồ thị
MACD lên cao hơn đường zero và bán ra khi đồ thị MACD rơi xuống dưới đường
zero.
+ Hội tụ/Phân tán. Nếu đường MACD di chuyển trong cùng
một hướng với giá cả thì đó là sự hội tụ của chỉ báo, nhưng nếu di chuyển theo
các hướng khác nhau, là tín hiệu của sự phân tán. Đây có thể là một dấu hiệu
suy giảm của sức mạnh hoặc thay đổi hướng của xu hướng.
Kết
Việc phân tích kỹ thuật không chỉ giúp nhà đầu tư có
cái nhìn cụ thể về thị trường forex hiện tại mà còn giúp họ đánh giá được các
xu hướng liên quan trong tương lai. Việc vận dụng phù hợp các chỉ báo sẽ giúp
nhà đầu tư có những kết luận chính xác, mang đến lợi nhuận như mong muốn.
0 comments: